NHỮNG CÁCH PHỐI MÀU CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ

NHỮNG CÁCH PHỐI MÀU CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ

Xét một cách toàn diện, màu sắc chính là phương tiện để truyền tải suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc, … trong cuộc sống giữa người với người, hay trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, … Vì lý do đó, màu sắc là công cụ không thể thiếu trong đời sống con người cũng như trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, phối màu sắc thành công là việc không dễ dàng. Cùng D3design tìm hiểu những nguyên tắc phối màu trong thiết kế nhé!

 

1. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Cách phối màu này đơn giản nhất, dễ sử dụng và hiệu quả nhất. Kiểu phối màu này không quá cầu kỳ và tạo cho người nhìn cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, đôi lúc bạn sẽ gặp rắc rối khi muốn tạo điểm nhấn với một số chi tiết trong sản phẩm vì sự đơn điệu của kiểu phối màu đơn sắc.

Phối màu đơn sắc thường được áp dụng trong những thiết kế mang phong cách tối giản. Nó giúp cho người xem không bị xao nhãng quá nhiều vào các yếu tố khác mà tập trung hoàn toàn vào yếu tố chính. Bên cạnh đó, chúng dễ dàng làm cho các typeface đơn giản trở nên sắc nét và thu hút hơn.

 

2. Phối màu tương đồng (Analogous)

Màu tương đồng thường dùng 3 màu và tiếp cận rất tốt với những màu kế bên nó trên vòng tròn màu qua đó, tạo nên những kiểu phối màu rất nhã nhặn và thu hút.

Quy tắc phối màu theo kiểu tương đồng thường đa dạng về màu sắc hơn so với phối màu đơn sắc và vì thế, khi sử dụng chúng, bạn có thể phân biệt rõ ràng các nội dung khác nhau trên tác phẩm thiết kế. Tuy có sự pha trộn của nhiều màu sắc, nhưng do các màu này đứng cạnh nhau trên vòng tròn màu, nên phối màu này không nhức mắt mà ngược lại, chúng rất êm dịu và vừa mắt.

 

3. Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

Phối màu bổ túc trực tiếp có thể hiểu đơn giản là sử dụng những cặp màu đối xứng nhau trên vòng tròn màu để tạo nên những mảng màu năng động và tràn đầy năng lượng cho tác phẩm. Cũng chính vì sự đối lập giữa các màu, phối màu bổ túc trực tiếp này hoàn toàn không phù hợp với các tác phẩm của mang phong cách của sự thư giãn và nhẹ nhàng.

Khi áp dụng kiểu phối màu bổ túc trực tiếp, bạn nên lựa chọn một màu chủ đạo. Tiếp theo, những màu đối xứng với nó sẽ được chọn làm màu phụ. Bạn không nên dùng những màu có Desaturated Color vì nó sẽ làm cho các cặp màu mất đi sự tương phản.

 

4. Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

Phối màu bổ túc bộ ba được đánh giá là kiểu phối màu khá an toàn và đơn giản. Kiểu phối màu này được tạo nên bởi 3 màu nằm tại 3 góc khác nhau trên vòng tròn màu, tạo thành một hình tam giác đều.

Đôi lúc, cách phối màu này lại khá đơn điệu, thiếu sáng và an toàn. Khi bạn muốn tạo điểm nhấn cho sản phẩm của mình, áp dụng nguyên tắc phối màu bổ túc bộ ba sẽ rất khó. Mặc dù vậy, một số bạn lại rất thích kiểu phối màu này vì nó giúp khách hàng chú ý hơn đến sản phẩm.

 

5. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

Màu bổ túc xen kẽ phối màu này được tạo bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu và tạo nên một đường chéo cân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bạn có thể sử dụng thêm một màu thứ tư và màu này phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy hai đường chéo nhau đó.

Phối màu bổ túc xen kẽ đã giúp cho các nhà thiết kế có cơ hội khám phá ra các cặp màu lạ, độc đáo cho sản phẩm của mình. Thông thường, nhà thiết kế sẽ dùng màu trắng và đen làm màu chủ đạo. Màu thứ 3 áp dụng cho các chi tiết phụ là những màu bắt mắt như xanh, đỏ,… Đây là cách phối màu an toàn, đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng.

 

6. Phối màu bổ túc bộ bốn ( Rectangular Tetradic )

Đây là cách phối màu phức tạp nhất trong sáu nguyên tắc phối màu cơ bản. Tuy nhiên, bạn sẽ có được những sản phẩm tuyệt vời nếu chịu khó bỏ thời gian, công sức để chọn lựa màu sắc và áp dụng kiểu phối màu này.

Phối màu theo nguyên tắc bổ túc bộ bốn được hình thành với 2 cặp màu bổ túc trực tiếp. Điểm mạnh cũng là điểm khác biệt của kiểu phối màu này là sự đối lập và bổ sung giữa 2 cặp màu. Khi mới quan sát sẽ thấy các cặp màu này rất khó để sử dụng và phối hợp đúng cách. Vì vậy, bạn sẽ phải mất thời gian để chọn lọc và lên màu cho sản phẩm của mình. Cách tốt nhất để chọn màu là chú ý cân bằng giữa gam màu nóng và gam màu lạnh.

 

Lời Kết:

  • Chọn màu gì? Phối màu ra sao? Đó là những câu hỏi mà bạn phải tự mình trả lời khi cho ra đời một bản thiết kế. Khi bạn muốn phối màu cho thiết kế đơn giản như thiết kế phẳng, hãy lưu ý đến những phối màu đơn sắc, tương đồng hay bổ túc trực tiếp. Trong khi những thiết kế phức tạp nhiều layer hơn cần những phối màu phức tạp và cầu kì hơn. Nên nhớ, sự lựa chọn vẫn thuộc về bạn – nhà thiết kế chính.